|
Phần mềm lướt web - UC Web MINI
Lướt web nhanh hơn và tiết kiệm tới 95% chi phí. ![]() |
có hy vọng thu lại năm nghìn hoặc năm mươi nghìn tệ. Cũng như người nông dân vậy, nếu không trồng cây sao có ngày hái quả? Lúc này Tây phải chi tiền là chính đáng nhất.
Tối hôm qua, Quốc đã đồng ý với Tây là sẽ nói chuyện với bố. Nhưng liệu có kết quả gì không? Nếu chẳng đem lại kết quả gì thì làm thế nào bây giờ? Chẳng nhẽ vì sáu mươi nghìn tệ này mà Tây phải ly hôn với Quốc sao? Không được, sao thế được chứ? Cho rằng quan hệ về tiền bạc giữa hai vợ chồng hết sức sòng phẳng, nhưng sự sòng phẳng ấy cũng không thể tính toán chi ly từng ly từng tí được… Đúng là một loạt vấn đề. Vấn đề thì nhiều thế đấy, nhưng tựu chung lại cũng chỉ một chữ TIỀN mà ra, à không chính xác là ba chữ KHÔNG CÓ TIỀN. Nếu có tiền thì có còn vấn đề gì đâu. Mà Quốc lúc nào cũng muốn chiều mọi ý muốn của người nhà, phải giải quyết như thế nào đây? Thôi thì đành phải “lấy thân châu chấu mà đá xe” vậy. Tuy nhiên nếu chỉ mình “châu chấu” Quốc ”đá xe” thì chẳng nói làm gì, nhưng đây, có đôi lúc, à không, mà là thường xuyên là cả “châu chấu” Tây cũng phải “đá xe” mới làm cho xe di chuyển được một chút. Có thể nói là, trước khi kết hôn, Tiểu Tây chính là một người thuộc tầng lớp trung lưu độc thân, bao nhiêu tiền kiếm được giữ hết, bố mẹ chẳng cần xu nào, vô tư vô lo, còn giờ sau khi kết hôn thì, đúng là một người nghèo. Tiền của, cuộc sống không chỉ còn là của riêng Tây nữa, sau khi lấy chồng thì đó là cuộc sống chung. Bây giờ lại sắp có con, cứ nghĩ đến tương lai ấy là Tây lạnh cả sống lưng. Tối qua, Tây đã khóc rất nhiều mới ngủ được, sáng hôm sau, Quốc hứa lại một lần nữa sẽ nói chuyện với bố, chỉ qua một đêm mà Quốc như già đi mấy tuổi, thế nên Tây cũng chẳng nỡ giục anh. Trên đường đi làm, Tây hạ quyết tâm hôm nay sẽ phải đi thuyết phục nhà văn Trần, thậm chí là phải thuyết phục cho bằng được.
Tây đặt một khoang bên phòng không có cửa vì Tây nghĩ nhà văn Trần chắc chắn sẽ thích “cảnh trí hữu tình”. Hướng đối mắt nhìn khe nước bên ngoài qua tấm rèm pha lê lấp lánh, Tiểu Tây từ từ kể cho nhà văn Trần về nỗi khổ của mình, về chồng về con – với người như nhà văn Trần thì phải dùng khổ nhục kế như thế này… Nhà văn Trần nghe chuyện lòng cũng trĩu xuống, bèn thở dài quyết định:
“Thôi được rồi, lấy tên “Ba năm tôi được trai bao” đi.”
“Cảm ơn chị!” Lúc ấy, đôi mắt Tây bỗng sáng rực lên.
Nhà văn Trần tự than thở: “Đúng là: Rồng vàng tắm nước ao tù, người khôn ở với người ngu bực mình.”
“Chị à, đợi đến khi nào cuốn sách này bán được một triệu bản chị sẽ thấy rồng vàng của chị tuyệt thế nào!… Mọi thứ trên thế gian này đều có thể thay đổi, chỉ cần có một cái giá hợp lý mà thôi.”
“Tôi hiểu rồi, cần tiền chẳng cần đến thể diện, mà giữ thể diện thì sẽ chẳng có tiền.” Nhà văn Trần gật đầu than thở “Có điều, nếu đổi tên sách thì tác giả cũng phải đổi tên, cuốn sách này đừng dùng tên tôi.”
“Chị à!” Tiểu Tây thốt lên van nài.
“Đây là quyết định cuối cùng của tôi!” Nhà văn Trần kiên định nói.
“Hay để em thương lượng thêm với bên phòng phát hành”
“Không cần!”
Nước vẫn chảy trong khe bên ngoài tấm rèm đẹp tựa pha lê.
Chương 3
Bố Quốc về quê.
Quốc chuẩn bị cho bố hai túi xách đầy, chủ yếu là quần áo cũ, mà phần lớn là quần áo Tây thu dọn từ nhà mẹ đẻ về. Thực ra quần áo cũ bên nhà mẹ đẻ thì cũng gửi về quê gần hết rồi. Những bộ quần áo đó nói là cũ nhưng cũng không hoàn toàn là cũ, có bộ còn chưa giặt quá hai lần, thế nhưng nếu không cho thì biết làm như thế nào? Mua cái mới đưa bố mang về quê thực không tiện. Ngoài ra còn có một thùng nước ngọt Spite mẹ được bệnh viện cho từ dịp Tết, Tây cũng đem về nhà. Cả nhà không quen uống loại nước này nên cứ nhận về là để ở đó, nếu quá hạn dùng thì bỏ đi. Có hôm Tây nói với mẹ là nếu không ai uống hay là cho đi, nhưng mẹ bảo loại nước này ai người ta thèm lấy? Đã vậy, nếu không cho ai được hay cho bố chồng Tây.
“Bố à? Thùng nước này có mang về không”. Quốc hỏi mà lòng vẫn hy vọng bố sẽ nói không, như vậy Quốc có thể vứt đi, vứt đi một cách nhẹ nhõm, vứt đi ngay trước mặt Tiểu Tây.
“Mang, sao mà không mang? Mang về chia cho mọi người ở quê.”
“Nặng lắm!”
“Nặng gì? Chúng ta cái gì cũng không có, chỉ có mỗi sức khỏe thôi! Đưa bố một cuộn dây thừng bó lại vài vòng là xong!”
Quốc kiếm sợi dây bó thùng nước lại mà trong lòng không khỏi xót xa: Thế này gọi là người nghèo thì tham vọng ít đây.
Còn chuyện sáu mươi nghìn tệ kia đến giờ vẫn chưa thể nói rõ ràng. Quốc vẫn chỉ nói với bố là sẽ bàn cùng vợ; rồi lại nói với vợ rằng sẽ bàn với bố, cả hai bên đều ậm ờ thế. Nhưng cả hai người ấy đều cho Quốc thời hạn cuối cùng là phải nói trước khi bố Quốc về quê, quả thật Quốc không thể làm nổi. Chỉ còn cách để hai người đó gặp nhau, ấy nhưng gặp nhau rồi ắt sẽ đả động tới chuyện này, mà khi đã nói tới chuyện này thì tất yếu là “ba mặt một lời” rồi. Còn Quốc lại rất sợ kiểu “ba mặt một lời” này nên cứ đành mập mờ nước đôi, Quốc bảo Tây không cần đi tiễn bố, Quốc đi một mình là được; rồi lại bảo bố là Tây bận công việc nên không thể đi tiễn bố được.
Thế nhưng Tây quyết tới, định sẽ từ cơ quan về nhà với lý do hết sức hợp lý rằng: bố về quê, con dâu không thể không về tiễn bố. Bố Quốc thấy con dâu vội vàng về tiễn mình thì cũng lấy làm vui lắm, cười tít cả mắt khiến Quốc càng thêm phần lo lắng. Quốc biết, Tây cố ý quay về tiễn bố là vì sao, và càng hiểu niềm vui của bố khi gặp con dâu trước khi về không chỉ vì con dâu tới tiễn mà còn có lý do khác. Cả hai đều không nghĩ đơn giản vậy, cả hai đều đợi đến giây phút cuối này để nói rõ với nhau về câu chuyện sáu mươi nghìn tệ kia.
Họ bắt taxi tới bến xe Bắc Kinh. Tây đề nghị vậy và chủ động trả tiền. Suốt chặng đường, Quốc không khỏi hồi hộp, căng tai lên nghe hai người nói chuyện hệt như lính cứu hỏa đang sốt ruột chờ tin cấp báo. May thay dọc đường đi không có chuyện gì xảy ra. Taxi đỗ ngay trước bến xe, nhưng vẫn phải đi bộ một đoạn, trên đoạn đường đó phải đi qua chiếc cầu vượt ngoài trời dành cho người đi bộ. Lúc qua cầu, Quốc vác trên vai hai bao đồ to cùng với một thùng nước ngọt lại cộng với việc phải leo bậc thang nên mệt lử cả người. Hồi trẻ, mấy thứ đồ này và đoạn đường từng ấy chẳng là gì với Quốc. Giờ thì khác rồi, tim cứ đập thình thịch trong lồng ngực, đúng là ngồi bàn giấy quá lâu rồi nên thế. Bố cũng thương Quốc lắm, bảo Quốc dừng lại uống chút nước, Quốc liền đồng ý. Giá mà biết trước hậu quả của việc dừng lại này, có đánh chết Quốc cũng quyết không dừng lại “một lúc”. Vì trong một lúc ấy, bố chồng nàng dâu đã va chạm với nhau, “chạm mặt chính diện”.
Tây quyết làm rõ cái “chính sách hồ đồ” của bố chồng, bởi Tây hiểu chồng mình nên cố tình tới đây, nếu không Tây đã chẳng bỏ cả công việc từ cơ quan về để tiễn bố chồng, Tây đâu được “thảo hiền” đến thế. Tây đến chính là vì những giây phút cuối này, chính là để nói rõ với bố chồng về khoản tiền sáu mươi ngàn tệ. Trên đường không tiện nói là vì còn người lái xe, Tây chẳng muốn vạch áo cho người xem lưng, suy cho cùng đó là người lạ mà. Nhưng trong lòng vẫn đang ấp ủ chờ cơ hội, đang nghĩ xem bao giờ nên nói và nói như thế nào. Cuối cùng Tây quyết định sẽ nói toàn bộ sự thực. Bước xuống xe taxi Tây đã tìm cơ hội để nói, hai bố con cứ dính lấy nhau như hai đứa trẻ nên Tây chẳng có cơ hội; thêm vào đó là tiếng ô tô rầm rầm bên đường nên càng chẳng tiện nói chuyện. Sau đó lên cầu, bố lại bảo dừng lại nghỉ “một lúc”. Tây cho rằng cơ hội đã đến, đợi Quốc đặt đồ đạc xuống, còn bố ngồi tạm lên thùng nước ngọt nghỉ ngơi cho bớt nóng. Tây tiến tới trước mặt bố, đứng lại và gọi: “Bố!”. Vừa nghe vậy, Quốc biết chuyện lớn sắp xảy ra, bởi đó là tiếng gọi sâu lắng của suy tư, tiếng gọi trịnh trọng nghiêm túc, một tiếng gọi đầy cương quyết. Trước tình thế đó, Quốc bèn níu tay Tây lại, dùng tay ra hiệu cho Tây đừng nói. Nhưng Tây giằng tay Quốc ra, nhìn thẳng vào mắt bố và nói: “Bố, chúng con cảm ơn bố đã xây nhà cho chúng con, nhưng chúng con không cần dùng, xây lên thật lãng phí, chúng con không muốn thế.”
Bố không muốn nói chuyện trực tiếp với con dâu nên quay người lại. Ánh mắt ấy ngập tràn giận dữ khiến mặt Quốc tái mét mặt. Quốc đành nói đỡ lời: “Nói gì vậy, bố mẹ xây nhà sao lại không muốn?”
Bố Quốc gật đầu đồng ý, nhưng Tây chẳng buồn để ý, chỉ liếc Quốc một cái, rồi quay đầu đi thẳng. Những gì cần nói Tây đều đã nói cả, những gì không nói cũng đã kìm nén lại. Quốc đuổi theo Tây, bố thì không quên với theo dặn dò: “Về nhớ dạy dỗ nó. Vợ không dạy là không được, cứ chiều đâm quen, sau lại sinh ra tật xấu, rồi không khéo nó ngồi lên đầu đấy!” Quốc dạ vâng rồi vội chạy mất.
Quốc đuổi kịp Tây ở đầu cầu. Chỗ này cách xa nơi bố đang đứng, không thể nghe được gì nên Quốc mới yên tâm nói với Tây: “Em à, anh xin lỗi… việc này bỏ qua đi, coi như em giữ thể diện cho anh, được không?”.
“Em giữ thể diện cho anh đủ rồi! Dẫn cả một đoàn quân lên tìm mẹ em, không buồn nói trước tiếng
Like để ủng hộ YenBai.Mobi:
